Đi du học Pháp chuyện đó dễ hay khó?

Hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc và giúp bạn vừng tin hơn trên con đường của mình.

Từ lâu, Pháp là điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên quốc tế trong đó có sinh viên Việt Nam bởi nền giáo dục chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới cùng mức học phí hấp dẫn. Tuy nhiên, bất kì bạn sinh viên nào có ý định du học Pháp đều luôn có những thắc mắc như: ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cùng những giải đáp về những rào cản mà chúng ta thường e sợ để biết rằng liệu du học Pháp liệu có quá xa vời như bạn hằng tưởng không.

Rào cản thứ nhất: Ngôn ngữ

Câu hỏi thứ nhất: « Muốn đi du học Pháp thì tôi bắt buộc phải học bằng tiếng Pháp? »

Trả lời : Các chương trình đào tạo của Pháp được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Bạn có thể lựa chọn chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc song ngữ. Đặc biệt, tại một số vùng giáp với Đức như vùng Strasbourg, một số chương trình còn yêu cầu thí sinh có khả năng tiếng Đức.

Tại các nước châu Âu, việc sử dụng từ 2,3 ngôn ngữ là rất phổ biến. Do vậy khi lựa chọn ngành học và chương trình học, bạn nên xem xét các điều kiện tuyển sinh có yêu cầu ngoại ngữ khác không nhé.

Câu hỏi thứ hai : « Tôi phải đáp ứng điều kiện về tiếng như thế nào để có thể du học Pháp? »

Trả lời :

– Đối với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp:

Để có thể đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ dự tuyển vào các trường đại học công lập của Pháp, bạn bắt buộc phải thi bài kiểm tra trình độ tiếng Pháp để nhận được chứng chỉ TCF(TP, DAP) kết quả đạt từ 400 điểm trở lên hoặc thi đạt chứng chỉ DELF B2 trở lên. Yêu cầu này có vẻ khá “khó nhằn” đối với những bạn không biết tiếng Pháp mong muốn du học tại đây. Thực chất, Pháp còn có các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, các chương trình này thường cho bạn rất ít lựa chọn về ngành nghề cũng như trường học, và đi cùng với đó là khoản học phí khá “chát” (khoảng 10.000 euro/năm, tương đương 246 triệu đồng). Chính vì lẽ đó, biết tiếng Pháp là một lợi thế rất lớn đối với những bạn dự định nộp hồ sơ tuyển.

– Đối với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh:

Các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh tại Pháp chấp nhận kết quả IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ khác có giá trị tương đương. Nhưng trên thực tế, được có thể đảm bảo được lắng nghe bài giảng, tham gia vào các hoạt động học tập, thí sinh thường phải có IELTS 6.0 trở lên tùy thuộc vào chuyên ngành, yêu cầu của chương trình đào tạo. Ví dụ: Văn học, Luật, Báo chí là những chuyên ngành yêu cầu sinh viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ giảng dạy. Do vậy, nếu muốn theo đuổi các chuyên ngành này hãy trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình thật tốt và sở hữu chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu.

Câu hỏi thứ ba: « Tôi có ý định theo học chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, liệu tôi có phải học tiếng Pháp không ? »

Trả lời: Bạn có thể lựa chọn giữa việc học tiếng Pháp hoặc không. Tuy nhiên,Công ty du học toàn cầu ASCI khuyên các bạn nên trau dồi vốn kiến thức về tiếng Pháp đặc biệt là về giao tiếp hàng ngày. Bởi lẽ trong thời gian bạn học tập tại đất nước sinh hoạt này, bạn sẽ phải giao tiếp với mọi người xung quanh tuy nhiên không phải người Pháp nào cũng nói được tiếng Anh và khả năng tiếng Anh của người Pháp cũng rất « í ẹ ».

Câu hỏi thứ tư: « Học tiếng Pháp có khó không ? »

Trả lời :Được sử dụng bởi 470 triệu người tại 57 quốc gia, tiếng Pháp là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 3 trên thế giới. Ấn tượng đầu tiên của một người mới học tiếng Pháp có vẻ như luôn là: “Có nhiều từ và nhiều dạng ngữ pháp cũng “na ná” tiếng Anh nhỉ”. Thật vậy, tiếng Anh và tiếng Pháp cùng dùng chung một bảng chữ cái Latin. Tiếng Anh có tới gần 8000 từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Hơn nữa, học tiếng Pháp, bạn không những học được cách suy nghĩ chặt chẽ của người Pháp qua từng cấu trúc câu, mà còn học được cả cái sáng tạo duyên dáng của người dân xứ Gaulois. Nếu đã quen với câu “Anh nhớ em” trong tiếng Việt, hay “I miss you” trong tiếng Anh, bạn hẳn sẽ rất bất ngờ khi biết người Pháp nói câu này hoàn toàn ngược lại: “Tu me manques”, tức “You are missing from me”, hay “Em khiến anh cảm thấy trống vắng”.

Chưa hết, thứ ngôn ngữ đầy chất nhạc này được họ phát âm thật tròn, thật trong mà vô cùng uyển chuyển. Quả thật, không phải tình cờ mà tiếng Pháp được mệnh danh là thứ ngôn ngữ trữ tình, không phải tình cờ mà “Amour” – một từ tiếng Pháp – được các chuyên gia ngôn ngữ bầu chọn là từ lãng mạn nhất hành tinh.

“Học tiếng Pháp khó lắm, khó nhất ở khoản chia động từ. Tiếng Pháp có đến 20 thì (temps) và 6 thức (modes). Chia động từ tiếng Pháp rắc rối đến mức các thầy cô thường hay nói đùa rằng đến người Pháp còn chia sai, thế nên phải dựa vào “linh cảm ngoại ngữ” mà chia thôi. Khó là thế nhưng tớ không sợ đâu nhé, vì tớ tin vào “linh cảm ngoại ngữ” của tớ mà (cười).” – Nguyễn Phước Duy, sinh viên Đại học Paris 12.

“Tớ mới học tiếng Pháp được khoảng một năm rưỡi. Khó khăn lớn nhất của tớ là làm sao để phản ứng cho nhanh, để có thể dễ dàng giao tiếp bằng thứ ngoại ngữ mới mẻ này. Nhưng cứ mỗi khi lời bài hát “La vie en rose” vang lên từ chiếc loa trong phòng tớ, là tớ lại đắm chìm trong thế giới của âm nhạc, của thơ ca kịch nghệ xứ Pháp và quên bẵng đi mọi trở ngại trên con đường đến với ngôn ngữ và đất nước thơ mộng này.” – Vũ Thùy Ngân, cựu du học sinh Pháp.

Rào cản thứ 2 : Tài chính

Rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn con đường du học để có được môi trường đào tạo chất lượng cao và bằng cấp quốc tế. Tuy nhiên, học phí các nước tiên tiến trên thế giới cũng có thể chiếm cả chục ngàn đô la một năm. Điều này khiến nhiều sinh viên e ngại và muốn từ bỏ mong muốn . Đó là chưa kể chi phí sinh hoạt đắt đỏ và những khoản phí khác. Do đó, Pháp là một điểm đến du học hấp dẫn bởi từ lâu chất lượng đào tạo và bằng cấp của đất nước này được toàn thế giới công nhận. Hơn nữa, Pháp là một trong những đất nước tiên phong trong công tác phổ cập giáo dục từ bậc mầm non đến cao học. Do vậy, nếu bạn là sinh viên của trường công lập, bạn sẽ không mất học phí mà chỉ cần phải đóng chi phí rơi vào khoảng 200-900 euros/ năm cho tùy bậc học và chương trình đào tạo. Không chỉ vậy, chính phủ Pháp dành rất nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong nước và quốc tế như:

+ Di chuyển trong thành phố được giảm (thậm chí có thành phố chỉ các sinh viên chỉ tốn khoảng 10 euros/tháng khoảng 270 ngàn, các sinh viên có thể đi lại tự do trong thành phố bằng tàu điện ngầm, xe bus, tramway,… nhanh chóng và tiện lợi),

+ Di chuyển giữa các thành phố chúng ta có thẻ giảm giá khoảng 50% dành cho sinh viên nhỏ hơn 25 tuổi

+ Ăn tại căn tin được hỗ trợ còn khoảng 3 euros ~ 80 ngàn (trong khi giá trị 1 buổi ăn thực sự là khá cao, buổi ăn bao gồm khai vị, món chính, tráng miệng),

+ Nhà ở thì có CAF hỗ trợ, ăn uống, mua sắm có những khuyến mãi cho sinh viên,

+ Ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác khi là sinh viên như tham quan một số địa điểm bảo tàng, di tích,… miễn phí

+ Và không thể quên một điều đó là du lịch. Với visa Pháp, mọi người có thể du lịch một số nước châu Âu trong khối Schengen mà không cần phải làm visa hay đóng phí. Còn du lịch Pháp thì có rất nhiều cách để chúng ta tiết kiệm: đi xe chung (covoiturage), đi tàu giá rẻ,… Có thể nói hệ thống giao thông công cộng dày đặc, tiện lợi, thoải mái, mọi người có thể đi đến bất kỳ đâu mà không sợ lạc, không sợ mệt mỏi và rất tiết kiệm thời gian nếu đi bằng TGV (tàu chạy nhanh nhất nước Pháp).

Rào cản thứ 3 : Lựa chọn chương trình học, trường đại học và thành phố sinh sống

Giáo dục Pháp vốn nổi tiếng bởi ngành Quản lý Kinh tế với chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới. Chính vì vậy, hàng năm, lượng sinh viên quốc tế đến Pháp theo học ngành này luôn chiếm phần đông (hơn 80%). Ngoài ra, với những thành công nhất định trong nghiên cứu khoa học cùng số lượng giải Nobel hay huy chương Fields đáng nể (59 giải Nobel và 10 huy chương Fields. Giáo sư Ngô Bảo Châu dành huy chương Fields vào năm 2010), Pháp cũng khẳng định trên trường quốc tế là một quốc gia có nền khoa học và nghiên cứu tiên tiến, năng động. Chưa hết, đất nước hình lục lăng còn được biết đến như cái nôi của thời trang cao cấp, của Coco Chanel, của Hermes… Vì vậy, thật dễ hiểu khi số lượng sinh viên cắp sách đến đây theo học Thời trang hay Nghệ thuật luôn chiếm phần không nhỏ.

Pháp có nhiều trường đại học và trường lớn xếp hạng top đầu thế giới như Trường Sư Phạm (ENS), Trường Bách Khoa (École Polytechnique) hay Trường Đại Học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie)… Với môi trường sư phạm năng động cùng sự liên kết chặt chẽ giữa các trường và các doanh nghiệp, sinh viên học tập tại Pháp được trang bị kĩ những kĩ năng thiết thực để hòa nhập tốt với môi trường việc làm và nhiều cơ hội được tuyển dụng sau khi kết thúc khóa thực tập bắt buộc. Nhờ chất lượng giáo dục uy tín, bằng cấp của Pháp được công nhận trên toàn châu Âu.

Nói đến Pháp là nói đến tháp Eiffel – biểu tượng của “kinh đô hoa lệ”, Khải Hoàn Môn lộng lẫy, hay cung điện Versailles cổ kính. Nhưng Pháp không chỉ có Paris. Pháp còn có thành phố hồng Toulouse, có Nancy nhộn nhịp, có Amiens yên bình, có Bordeaux với cánh đồng nho trải dài bất tận, và có Provence với vườn oải hương bát ngát. Hãy yên tâm bạn nhé, vì ở mọi nơi trên đất Pháp, các chi hội du học sinh Việt sẽ luôn đồng hành, sẵn sàng cùng bạn xua tan mọi bỡ ngỡ thuở mới sang, đem lại hơi ấm quê hương đến từng người con xa xứ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc và giúp bạn vừng tin hơn trên con đường du học Pháp của mình.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *